Những ngày này tới thăm người Mường ở Kim Bôi (Hòa Bình) bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy góc nhà nào cũng có dăm ba ống tre to được buộc đậy cẩn thận. Đó chính là những ống đựng thịt chua.Những ngày này tới thăm người Mường ở Kim Bôi (Hòa Bình) bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy góc nhà nào cũng có dăm ba ống tre to được buộc đậy cẩn thận. Đó chính là những ống đựng thịt chua.

Sau tết, gia đình người Mường đều có thịt chua và đây là món ăn mà bất kỳ phụ nữ Mường nào cũng biết làm. Đậm đà hương vị cây lá núi rừng, thịt chua đã trở thành món ăn truyền thống của người Mường nơi đây.

Dịp tết, mỗi gia đình Mường thường thịt riêng một chú lợn béo tròn để làm các món ăn. Do có quá nhiều thịt lợn cho mấy ngày này nên người Mường xưa đã sáng tạo ra món thịt chua như một phương pháp bảo quản số thịt chưa dùng đến.

Thịt chua được làm từ hai nguyên liệu chính là thịt lợn và thính gạo. Đó phải là thứ thịt lẫn nạc và mỡ như thịt ba chỉ chứ không phải là thứ nạc tinh. Người ta đem thịt thái nhỏ hay to tùy vào sở thích từng người rồi ướp muối và gia vị để món ăn có vị đậm đà.

Với món thịt chua, việc làm thính là quan trọng nhất, đòi hỏi đôi tay khéo léo của người nội trợ. Những hạt gạo được phụ nữ Mường rang thật đều cho dậy thơm, vàng ươm, không để cháy. Gạo ấy đem giã nhỏ thành thính rồi dùng tay bóp đều vào thịt.

Lọ đựng thịt chua không phải vại, chum sành hay hộp nhựa mà là những ống tre to của núi rừng. Họ đặt vài lá ổi bánh tẻ đã rửa sạch dưới đáy ống tre, bỏ thịt vào ống và lại ủ một lớp lá ổi lên trên đó.

Thịt được lèn chặt bằng bằng những nẹp tre gài chéo nhau. Vậy là ngay từ khâu ủ, thịt chua đã ngấm vị, ngấm hương của cây, lá núi rừng.
Thịt chua được ăn cùng lá sung, xạ đen, lá mít non và lá vả. Cái vị chua, dai và đậm đà của thịt hòa cùng vị chát và bùi của lá rừng tạo cho món ăn hương vị thật độc đáo, khó quên.

Những ống thịt chua chính là món quà thú vị và ý nghĩa mà các bà, các mế người Mường vẫn đem cho con cháu, tặng biếu bạn bè mỗi dịp tết.

Korean Air! - Theo Amthuc365, internet